Ngắm nhìn những bãi biển xanh ngát không rác thải nhựa

Đặng Thu Hằng
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở nước ta do rác thải nhựa tiếp tục gia tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, sinh vật và sức khỏe người dân thời gian qua. Nguyên nhân là do các nguồn thải trên đất liền và các nguồn thải trên biển, năng lực quản lý, thu gom, xử lý còn hạn chế, nhất là ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân chưa cao. Đứng trước thực trạng ấy, một số địa phương như Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, "trả" lại cho mẹ thiên nhiên sự trong lành vốn có, vẻ đẹp tự nhiên lãng mạn đến nao lòng.

Phú Quốc

Trước

bai-bien-ngap-rac-ngoai-1699276833633-1706033239.jpg
Rác thải ven biển ở Phú Quốc. 
ra-c-nha-a-ven-bia-n-ta-i-pha-9115-4260-1700191062-1706502751.jpg
Cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF - Việt Nam) đánh giá rác thải là vấn đề cấp thiết nhất trong nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường ở hòn đảo đón khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm này.
z4415041251045-132bceeef8fd93aa94e6c5cb8e7ba48f-1706502941.jpg
Ô nhiễm môi trường từ rác thải làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động thu hút du lịch của địa phương,

Sau

z5010957692582-d81ece8a63a2c4f1599786983f102bb2-1706033239.jpg
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển kinh tế, du lịch, Phú Quốc đang từng bước tìm giải pháp cho vấn đề rác thải của thành phố.
z5010957689344-1e2dbf0c6111f31dcdad817dd003039d-1706033239.jpg
Để thực hiện mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa, Phú Quốc là địa phương đầu tiên ký cam kết trở thành đô thị giảm nhựa với mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường sau 2 năm tham gia chương trình và không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.
z5010957157256-2c032cd73fa8d6c71dd22d9ca86325a8-1706033239.jpg
Gần đây nhất, TP. Phú Quốc cùng Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam triển khai lắp đặt các camera giám sát hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
z5010957182967-9b26850801e1cb22d70a5682ca8015ef-1706033239.jpg
Phú Quốc đang nỗ lực từng ngày để giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nylon, bao bì xốp, còn rất phổ biến, trong cả các hoạt động dân sinh và dịch vụ du lịch.
z5010957172857-042cc5257c9e3542b9410f8fe1963d34-1706033451.jpg
"Hòn ngọc" Phú Quốc với một vẻ đẹp vô cùn nên thơ, lãng mạn đặc biệt hơn khi nơi đây ngày càng "vắng bóng" rác thải nhựa.

Côn Đảo

Trước

z3653469204859a6901bbf214dc2f4c5ef126c43695428-1660819492193370578432-1706517239.webp
Hàng năm, ngoài lượng rác thải sinh hoạt, Côn Đảo còn hứng chịu một lượng lớn rác thải từ đại dương trong đó có nhiều chai nhựa, ngư cụ
rac-thai-con-dao-10-6-3read-only-15601307205101172365843-1-1706519827.webp
Rác thải túi nylon và nhựa ở bãi rác Bãi Nhát chỉ cách bờ biển chưa tới 100 m, lại là khu vực đón gió nên nhiều túi nylon, chai lọ phát tán ra biển.

Sau

z5010958820607-bad49c56ca7bea65825f4a09bb396748-1706033239.jpg
Huyện Côn Đảo hiện đang tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa, thu gom rác thải nhựa đại dương tồn đọng trên các bãi biển công cộng; vận hành cơ sở tái chế rác hữu cơ từ hộ dân, nhà hàng và chợ, xây dựng cơ chế chính sách về giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo...
z5010958814246-98b22c9f7ac7de1837a4fafad30adc6e-1706033239.jpg
Tháng 3 năm 2022, Côn Đảo là địa phương thứ 9 tại Việt Nam tham gia Sáng kiến “Đô thị giảm nhựa” do WWF khởi xướng với cam kết nỗ lực giảm thiểu 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2025 và hướng đến không rác thải nhựa vào năm 2030.  
z5010958814855-e54ed8b7492c637ab3616d1316c0d61a-1706033546.jpg
Du lịch bền vững thông qua việc thúc đẩy việc thực hành giảm phát thải, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn là ưu tiên hàng đầu để Côn Đảo trở thành địa phương giàu đẹp, văn minh, phát triển bền vững và hài hòa với thiên nhiên.
z5010958818763-a7286ae7e6bbac1a84bde4ca959f5fb9-1706033525.jpg
Côn Đảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu xây dựng huyện trở thành điểm đến không rác thải nhựa đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với mục tiêu giảm 30% rác thải nhựa thất thoát ra môi trường và tăng 1% tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải tại nguồn.

PV