Doanh nghiệp tiên phong trong công tác giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

Đặng Thu Hằng
Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác doanh nghiệp chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết mỗi năm Việt Nam thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa, và chỉ 27% trong số đó được tái chế lại. Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm (chiếm khoảng 6%).

Còn theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam tăng mạnh từ 3,8 kg/người/năm lên 41,3 kg/người/năm trong giai đoạn 1990 – 2018 . Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải nhựa, mà nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng.

Đáng lo ngại hơn khi rác thải nhựa ở Việt Nam đa phần đều bị thải trực tiếp ra môi trường cùng nhiều loại chất thải khác mà không được phân loại. Điều này càng gây khó khăn cho công tác phân loại, xử lý tái chế và giảm rác thải nhựa.

Trước thực trạng báo động ấy, năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường đã xác định cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác doanh nghiệp chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.

Thật vậy, các doanh nghiệp, thương hiệu lớn hoàn toàn có đầy đủ nguồn lực, chuyên môn để phát triển công nghệ mới và vật liệu thay thế để thân thiện với môi trường hơn thay vì sử dụng các vật liệu bằng nhựa khó phân huỷ. Nếu tuyên truyền để người dân không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần chỉ là giải quyết phần ngọn, trong khi đó việc các doanh nghiệp không cung cấp các sản phậm nhựa dùng một lần chính là đang giải quyết phần gốc. Bởi họ sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.

Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và môi trường khẳng định, các thách thức về ô nhiễm nhựa sẽ không thể giải quyết nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp. Bởi thực tế cho thấy, những cam kết giảm thiểu lượng rác thải nhựa của doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu, thể hiện trách nhiệm với Trái đất. Ở một mặt nào đó, tái chế đang mở ra một ngành kinh tế mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thương hiệu sữa lớn tại Việt Nam là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) với chiến lược phát triển bền vững được thực hiện bài bản và có hiệu quả, đem lại những đóng góp cụ thể cho cộng đồng và môi trường, Vinamilk được bình chọn là Doanh nghiệp bền vững lần thứ 7 liên tiếp tại lễ công bố doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI) năm 2022. Đặc biệt, Vinamilk cũng nằm trong Top 5 doanh nghiệp được bình chọn là “Doanh nghiệp thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu”.

dai-dien-vinamilk-va-bao-tai-nguyen-va-moi-truong-ky-bien-ban-ghi-nho-hop-tac-cho-du-an-trong-cay-huong-den-net-zero-1693196439.jpeg
Đại diện Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường ký biên bản ghi nhớ hợp tác cho dự án trồng cây hướng đến Net Zero.

Vinamilk đã tiên phong thực hành “kinh tế tuần hoàn” với 3 định hướng chính: Giảm và sử dụng tối ưu lượng vật liệu sử dụng trong sản xuất; Nâng cấp và thay thế vật liệu thô bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và tăng cường tái sử dụng, tái chế. Có thể nói, các định hướng này cũng tương đồng với một khái niệm khá quen thuộc và phổ biến hiện nay trên thế giới đối với việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa là 3REs: Reduce, Reuse, Recycle (Giảm sử dụng – Tăng sử dụng lại – Tái chế).

Hệ thống xử lý chất thải Biogas của Vinamilk trong các trang trại bò sữa đã giúp biến chất thải thành “tài nguyên”, phục vụ lại cho hoạt động của trang trại. Cụ thể, lượng khí mê-tan thu được từ hệ thống Biogas sẽ dùng để sấy khô cỏ làm thức ăn dự trữ cho bò bê, thanh trùng sữa cho bê, đun nóng nước dùng cho hoạt động trang trại. Chất thải được xử lý để thành phân bón cho đồng cỏ, bắp… và phục vụ cải tạo đất. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí về điện, phân bón... từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm cho mỗi trang trại.

Chưa dừng lại ở đó, đại diện Vinamilk chia sẻ: “Vinamilk đã đang nghiên cứu ứng dụng các vật liệu nhựa có khả năng phân hủy vi sinh toàn toàn ở điều kiện ủ thông thường (home compostable). Bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu ứng dụng các vật liệu thay thế nhựa thông thường ví dụ vật liệu có khả năng tái tạo như giấy; gỗ; vật liệu nhựa từ tinh bột. Ngoài ra, Vinamilk cũng sử dụng bao bì có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC - chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội”.

maxresdefault-1693196439.jpeg

Có thể nói, phát triển bền vững cần nhiều nguồn lực từ nhân lực, vật lực, đến tài lực, và quan trọng là cần có sự đồng lòng và quyết tâm, từ lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên, trong việc triển khai các hoạt động theo định hướng phát triển bền vững. Hành trình này chắc chắn sẽ có những khó khăn thách thức và Vinamilk sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn và chung tay với cộng đồng, cùng nhau hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường.

TH