Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Nguyễn Diệp Linh
Đây là 1 trong 7 giải pháp chủ yếu để triển khai Nghị quyết số 48/NQ-CP về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ý thức bảo vệ môi trường biển, hải đảo được lan tỏa trong mọi tầng lớp của xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khai thác tài nguyên gắn với kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiêm môi trường

Nghị quyết số 48/NQ-CP (Nghị quyết) nêu rõ tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng của đất nước, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng.

Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, góp phần thực hiên mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, góp phần thực hiên mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Mục tiêu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, bên cạnh việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo cần kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. Các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả.

Các cấp Hội phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường biển đảo trong thời gian qua

Các cấp Hội phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường biển đảo trong thời gian qua

Theo đó, đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển, đảo.

Đồng thời, quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, bao gồm các khu bảo tồn biển và ven biển; khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú, đường di cư của các loài thủy sản, các khu dự trữ sinh quyển, khu RAMSAR…; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.

Về tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển và các hải đảo trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Về định hướng, nhiệm vụ chiến lược đến năm 2030, Nghị quyết nêu rõ các nội dung cơ bản: Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo; bảo vệ môi trường biển và hải đảo; bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; điều tra cơ bản biển và hải đảo; khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

ài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng của đất nước, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng.

ài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng của đất nước, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng.

Nâng cao nhận thức về biển và bảo vệ môi trường biển đảo

Để triển khai Nghị quyết số 48/NQ-CP, có 7 giải pháp chủ yếu được đưa ra. Bao gồm:Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Phát triển khoa học, công nghệ; Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo; Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Với giải pháp "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo", Nghị quyết nêu rõ: Đẩy mạnh giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường; trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn; ý thức chấp hành phát luật về biển trong xã hội. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cộng đồng dân cư ven biển; vận động ngư dân không sử dụng các biện pháp khai thác có tính hủy diệt, thiếu bền vững trong khai thác hải sản…

Yến Oanh