Đắk Nông tăng cường '4 tại chỗ', '3 sẵn sàng' ứng phó với thiên tai

Nguyễn Diệp Linh
Sáng 3/8, Đắk Nông đã tổ chức hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến các xã để nắm bắt tình hình và tăng cường ứng phó với thiên tai.

Hội nghị do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Văn Chiến cùng chủ trì.

Đắk Nông tổ chức hội nghị trực tuyến đến cấp xã để ứng phó với thiên taiĐắk Nông tổ chức hội nghị trực tuyến đến cấp xã để ứng phó với thiên tai

Tính đến chiều 2/8, đợt mưa lũ, thiên tai ở Đắk Nông cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023 đã làm chết 1 người. Toàn tỉnh có 159 căn nhà, 9 phòng trọ bị ngập úng; khoảng 360 ha cây trồng các loại và khoảng 150 ha ao nuôi cá của người dân bị ngập, tràn bờ.

Mưa lũ cũng đã làm thiệt hại nhiều công trình hạ tầng trên địa bàn bàn tỉnh, nhất là về giao thông, thủy lợi. Điển hình nhất là việc nứt gãy, sạt trượt tại đường Hồ Chí Minh, một số tuyến đường ở TP. Gia Nghĩa; sạt trượt ở một số địa phương như Tuy Đức, Đắk Song.

Các địa phương đã thực hiện sơ tán 79 hộ dân đến nơi an toàn.

Lãnh đạo UBND TP. Gia Nghĩa cho biết đã hỗ trợ tốt cho người dân phải di dời do sạt lở, ngập lụt

Lãnh đạo UBND TP. Gia Nghĩa cho biết đã hỗ trợ tốt cho người dân phải di dời do sạt lở, ngập lụt

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, đợt mưa lũ lần này có diễn biến khác thường gây hậu quả lớn bậc nhất từ trước đến nay. Việc ngập lụt, sạt lở, nứt đất gây thiệt hại lớn tại các địa phương.

Đối với vấn đề sạt lở đất, lãnh đạo nhiều sở, đơn vị, địa phương đề xuất tỉnh tổ chức hội nghị khoa học tham khảo ý kiến chuyên gia đầu ngành, tìm giải pháp lâu dài.

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết đã làm tốt việc phối hợp với các đơn vị, địa phương hỗ trợ người dân phòng tránh thiên tai

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết đã làm tốt việc phối hợp với các đơn vị, địa phương hỗ trợ người dân phòng tránh thiên tai

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười đánh giá cao sự chủ động của các cấp, ngành, đoàn thể, người dân trong phòng, chống thiên tai, nhất là di dời dân bảo đảm an toàn. Cơ chế phối hợp của các lực lượng xung kích như công an, quân đội nhịp nhàng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đề nghị tiếp tục làm tốt "4 tại chỗ", "3 sẵn sàng" trong phòng, chống thiên tai

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đề nghị tiếp tục làm tốt "4 tại chỗ", "3 sẵn sàng" trong phòng, chống thiên tai

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, công tác chỉ huy, ban hành văn bản chỉ đạo tỉnh làm nhanh, nhưng vẫn cần nhanh, đúng, trúng hơn.

Các cấp, ngành cần tập trung lực lượng chuyên môn nắm chắc tình hình, phân công trách nhiệm rõ ràng, theo dõi thường xuyên, liên tục ở các vị trí đã có dấu hiệu sạt lở, nứt gãy.

Các huyện, thành phố tập trung ổn định đời sống người dân khi di dời, không để bà con thiếu thốn. Riêng vấn đề này, tỉnh biểu dương TP. Gia Nghĩa và Tuy Đức. Các địa phương tiếp tục hỗ trợ người dân di dời.

Đắk Nông đang hứng chịu nhiều hậu quả từ đợt thiên tai cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023

Đắk Nông đang hứng chịu nhiều hậu quả từ đợt thiên tai cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, toàn tỉnh làm tốt phương châm "4 tại chỗ", "3 sẵn sàng" trong phòng, chống thiên tai để xử lý sớm, nhanh, chính xác nhất những vấn đề ngay từ cơ sở, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng.

Ban chỉ đạo các cấp thành lập nhóm mạng xã hội để từ tỉnh đến xã đều biết, nắm tình hình, chỉ đạo nhanh chóng, chính xác. Các đơn vị, địa phương duy trì tốt đường dây nóng.

Tỉnh hành lập tổ công tác gồm các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề lớn; khảo sát, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng do thiên tai gây ra để giải quyết cả trước mắt, lâu dài.

Công tác tuyên truyền cần làm tốt hơn, khắc phục tình trạng một số nơi dân không nắm được thông tin thời tiết nguy hiểm. Các địa phương chủ động hơn trong thông báo trực tiếp đến người dân bằng nhiều phương pháp.

Hồng Thoan