Những bước tiến mới trong chẩn đoán và chữa trị ung thư: Chẩn đoán nhanh chóng, cá nhân hóa trong điều trị

Nguyễn Thu Trang
Bằng cách sử dụng các công nghệ và dữ liệu tiên tiến, One-stop Clinic cho phép chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đồng thời cung cấp các giải pháp điều trị cá nhân hóa, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi bệnh nhân sẽ có một hành trình chăm sóc riêng biệt, phù hợp với tình trạng và nhu cầu của mình.

Trong những năm gần đây, ung thư luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành y tế.

Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Ung thư thế giới cho thấy, ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020, cứ 6 ca tử vong sẽ có 1 ca do ung thư . Đến năm 2040, số lượng bệnh nhân ung thư dự kiến sẽ tăng lên 27,5 triệu ca mới.

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Hội nghị quốc tế về phòng chống ung thư năm 2022, mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc ung thư mới, số tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư trên thế giới khoảng 59,7%, ở các quốc gia đang phát triển là 67,9% thì tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam là 73,5%.

cac-giai-phap-cham-soc-ung-thu-toan-dien-duoc-ge-healthcare-gioi-thieu-tai-hoi-nghi-ky-thuat-dien-quang-va-y-hoc-hat-nhan-viet-nam-2023-1696393870.jpg
 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư là một nhiệm vụ đầy thách thức, đòi hỏi sự sáng tạo và chiến lược của các đơn vị điều trị. Thay đổi phương pháp tiếp cận bằng các giải pháp và chiến lược sáng tạo để đạt được kết quả tốt hơn đang được xem là hướng đi hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư.
Cá nhân hóa điều trị ung thư

Điều trị cá nhân hóa là một xu hướng mới trong ngành y tế, cho phép việc điều trị được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Điều này khác với các liệu pháp y tế truyền thống là chỉ dựa trên bệnh án chung và kết quả điển hình để đưa ra phác đồ điều trị. Để thực hiện điều trị cá nhân hóa cần phải thu thập và phân tích dữ liệu về di truyền, lịch sử sức khỏe, tiền sử gia đình và lối sống của bệnh nhân. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, cần có sự giúp sức của công nghệ máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Trong những năm gần đây, điều trị ung thư đang có những bước tiến mới nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ y tế, đặc biệt là sự góp sức từ nhiều doanh nghiệp. Tại Hội nghị kỹ thuật Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam 2023 vừa diễn ra, GE HealthCare đã giới thiệu giải pháp chăm sóc ung thư vú One-stop Clinic toàn diện, giúp các nhân viên y tế đem đến các lựa chọn và quyết định tốt nhất cho bệnh nhân.

chup-cong-huong-tu-mot-trong-nhung-giai-phap-chan-doan-hinh-anh-ket-hop-voi-dieu-tri-ung-thu-1696393870.jpg
 

“Giải pháp chăm sóc toàn diện bệnh ung thư” cũng là phương pháp mà GE Healthcare đang hướng tới. Giải pháp này sẽ cải thiện kết quả chẩn đoán, nâng cao năng suất và tối ưu thời gian, cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Giải pháp chăm sóc toàn diện sẽ hỗ trợ chẩn đoán sớm bằng cách kết hợp các công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương pháp điều trị hiệu quả và các dịch vụ hỗ trợ sau điều trị.

Chẩn trị kết hợp: liệu pháp tối ưu

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau, bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hooc-môn và điều trị bằng các loại thuốc. Tuy nhiên, dù thường xuyên cập nhật và thử nghiệm lâm sàng thì việc lựa chọn liệu pháp tốt nhất vẫn đòi hỏi các hệ thống y tế không ngừng tiếp cận và nắm bắt các liệu pháp mới. Một trong số đó là chẩn trị kết hợp - phương pháp y học kết hợp song song giữa chẩn đoán và điều trị.

Phương pháp này giúp loại bỏ nhiều bước trong thủ tục thăm khám, giảm sự chậm trễ trong điều trị và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân. Sử dụng phương pháp chẩn trị kết hợp mang lại lợi ích chính xác trong chẩn đoán, tập trung hiệu quả thuốc đặc hiệu đến khối u và giảm tác hại xấu cho các mô lành.
GE HealthCare đã sử dụng phương pháp chẩn trị kết hợp với các giải pháp hình ảnh cấp phân tử, cho phép điều trị đúng mục tiêu, cá nhân hóa, từ đó cải thiện đáp ứng điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

GE HealthCare cũng hợp tác với các tổ chức lâm sàng, học thuật, dược phẩm và nghiên cứu hàng đầu để đổi mới, hợp lý hóa sản xuất và phân phối cũng như thương mại hóa các giải pháp và dược phẩm phóng xạ mới. Đối với bệnh nhân, điều này có thể giúp giảm tối đa thời gian chẩn đoán, giúp quản lý thời gian hiệu quả trong việc hẹn khám trực tiếp cũng như khả năng kết nối giữa các đội ngũ y tế trong quá trình điều trị, từ đó cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân.

cac-giai-phap-cham-soc-ung-thu-toan-dien-duoc-ge-healthcare-gioi-thieu-tai-hoi-nghi-ky-thuat-dien-quang-va-y-hoc-hat-nhan-viet-nam-2023-2-1696393870.jpg
 

Nâng cao khả năng tương tác giúp tăng hiệu quả điều trị

Sử dụng các hệ thống và giao diện dữ liệu khác nhau trong bối cảnh khối lượng thông tin bùng nổ là một trong những rào cản lớn trong việc cung cấp các dịch vụ phối hợp chăm sóc bệnh nhân ung thư. 40% các hệ thống y tế hàng đầu đánh giá việc chăm sóc ung thư và phối hợp với nhà cung cấp là những thách thức lớn nhất, tạo ra áp lực về chi phí thuốc men và vấn đề nhân sự. Tín hiệu đáng mừng là các giải pháp công nghệ đã có khả năng giải quyết được vấn đề tương tác, rút ngắn khoảng cách giữa tổng hợp thông tin chẩn đoán và ra quyết định chiến lược điều trị, tạo ra tác động tích cực với bệnh nhân.

Bên cạnh công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa thông tin giữa các tổ chức y tế thế giới đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Sự hợp tác giữa các hệ thống y tế mang lại cơ hội lớn cho cả bệnh nhân khi được tiếp cận những giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn và cho đội ngũ y tế khi có cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.