Cần phát hiện và điều trị sớm dị ứng mắt

Lã Thị Thúy hằng
Dị ứng mắt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, nó đặc biệt phổ biến vào mùa xuân, hè và thu khi cây, cỏ và hoa lá nở rộ. Các phản ứng như vậy cũng có thể xảy ra khi một người nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên và sau đó chạm vào mắt của họ. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp đôi mắt của bạn khỏe mạnh, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

a4-1659948263.jpg

Dị ứng mắt gây ra do một phản ứng miễn dịch bất lợi với một dị nguyên nhất định.

Nguyên nhân dị ứng mắt

Dị ứng làm khởi phát một số triệu chứng, như viêm kết mạc (đỏ mắt) và hen suyễn. Khi xảy ra đồng thời cả dị ứng mắt và mũi người ta gọi là viêm mũi - kết mạc dị ứng.

Dị ứng mắt gây ra do một phản ứng miễn dịch bất lợi với một dị nguyên nhất định. Hầu hết các phản ứng được kích hoạt bởi chất gây dị ứng trong không khí như: phấn hoa, lông thú, nấm mốc, khói, bụi. Thông thường, hệ thống miễn dịch thúc đẩy các thay đổi hóa học trong cơ thể, giúp chống lại những yếu tố gây hại như virus và vi khuẩn.

Ở những người bị dị ứng mắt, hệ thống miễn dịch coi chất gây dị ứng vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và phản ứng chống lại nó. Histamine được giải phóng khi mắt tiếp xúc với dị nguyên. Histamine gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt và chảy nước mắt, đồng thời cũng có thể kèm gây chảy nước mũi, hắt hơi và ho.

Dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở mắt. Tác dụng phụ của một số mỹ phẩm hoặc các loại thuốc như thuốc nhỏ mắt kháng sinh cũng có thể gây dị ứng mắt. Một số người bị dị ứng với các chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.

Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng mắt

Một số dấu hiệu cơ bản của dị ứng mắt, các triệu chứng có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 mắt:

- Mắt đỏ, đỏ hồng, sưng hoặc ngứa.

- Chảy nước mắt; mắt đỏ hoặc hồng.

- Mắt có gỉ.

- Mí mắt bị sưng tấy hoặc sưng húp, đặc biệt là vào buổi sáng.

- Một số trường hợp còn kèm theo chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng, đau đầu do tắc nghẽn xoang,…

- Cảm thấy mệt mỏi và thiếu ngủ.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các phần tử gây dị ứng mắt.

- Cần giữ môi trường sống sạch sẽ, hút bụi các ngóc ngách trong ngôi nhà, tạm thời cách li với các loài động vật, giữ thú cưng tránh xa khỏi giường, ghế đệm.

close

- Khi di chuyển, nên đeo kính mát ôm sát mặt để hạn chế chất gây dị ứng bay vào mắt. Không dụi tay vào mắt.

- Chườm lạnh nếu thấy mắt ngứa, sưng.

- Nên rửa tay đúng cách và thường xuyên.

Điều trị dị ứng mắt thế nào?

Cách tốt nhất để điều trị dị ứng mắt là tránh các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, đặc biệt các trường hợp bị dị ứng theo mùa.

Sử dụng thuốc

Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị khác nhau để giảm các triệu chứng dị ứng mắt: Thuốc kháng histamine, thuốc co mạch, thuốc nhỏ mắt…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ làm cho các mạch máu trở nên nhỏ và phụ thuộc vào tác dụng co mạch của thuốc. Khi ngưng thuốc, các mạch máu giãn to hơn lúc ban đầu và hậu quả là mắt bạn ngày càng đỏ hơn. Một số loại thuốc có tác dụng ổn định tế bào, giảm bớt sưng đỏ. Chất ổn định tế bào có công dụng tương tự như thuốc kháng histamine. Điểm khác nhau là thuốc kháng histamine có tác dụng nhanh chóng còn chất ổn định tế bào và có tác dụng lâu dài.

Miễn dịch liệu pháp

Miễn dịch liệu pháp là phương pháp tạo miễn dịch cho cơ thể bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ các dị ứng nguyên để cơ thể từ từ sản xuất ra các kháng thể chống lại các chất dị ứng. Phương pháp này không hoàn toàn hiệu quả bởi mỗi lần cơ thể bạn có thể dị ứng với các chất khác nhau.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng biện pháp tự nhiên như: đắp khăn ẩm và mát có thể làm nhẹ triệu chứng cho mắt bị dị ứng. Đặt khăn lên mắt nhắm kín nhiều lần trong ngày giúp giảm khô cũng như kích ứng mắt. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ là phương pháp này không trực tiếp điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các phản ứng dị ứng.

Cách phòng tránh dị ứng mắt

Cách phòng bệnh đơn giản và phổ biến nhất là:

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các phần tử gây dị ứng mắt.

- Cần giữ môi trường sống sạch sẽ, hút bụi các ngóc ngách trong ngôi nhà, tạm thời cách li với các loài động vật, giữ thú cưng tránh xa khỏi giường, ghế đệm.

- Khi di chuyển, nên đeo kính mát ôm sát mặt để hạn chế chất gây dị ứng bay vào mắt.

- Không dụi tay vào mắt.

- Chườm lạnh nếu thấy mắt ngứa, sưng.

- Nên rửa tay đúng cách và thường xuyên.

T.Hằng