Trung Quốc mở cửa biên giới: Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu

Nguyễn Diệp Linh
Từ ngày 8/1/2023 tới đây, Trung Quốc sẽ mở lại toàn bộ các cửa khẩu đường bộ sau thời gian dài phong tỏa chống dịch Covid-19. Theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo điều kiện cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội lớn

Thúc đẩy thông quan hàng hóa

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, việc nước này mở cửa thị trường trở lại từ đầu năm 2023 mang đến kỳ vọng lớn cho các DN, ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may… Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên chia sẻ, DN đón chờ động thái mở cửa của Trung Quốc, từ đó thúc đẩy thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, cảng biển nhanh hơn, lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng. Nhất là đối với hàng loạt sản phẩm đã có “visa” xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường Trung Quốc như: Thanh long, chanh leo, chuối, sầu riêng.

Xe container chờ làm thủ tục xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Ảnh: Quốc KhánhXe container chờ làm thủ tục xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Ảnh: Quốc Khánh

Các DN trong ngành xi măng cũng hy vọng, Trung Quốc mở cửa sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu xi măng phục hồi, các DN có cơ hội tăng xuất khẩu trở lại. Với DN ngành cao su, việc Trung Quốc mở cửa cho hoạt động xuất khẩu không chỉ gỡ được nút thắt về sản lượng đầu ra của cao su mà còn tạo đà tăng cho giá cao su, tới từ nhu cầu cao su khá cao cho sản xuất lốp xe của quốc gia này. Tương tự, đối với ngành xơ sợi khi Trung Quốc đang là đối tác tiêu thụ 70% xơ sợi của Việt Nam. Thị trường này hồi phục sản xuất kéo theo nhu cầu sợi tăng sẽ giúp các nhà xuất khẩu sợi Việt tăng kim ngạch xuất khẩu.

Công ty CP Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, các DN Việt Nam

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023. Trong đó, sản phẩm được dự báo tăng mạnh gồm: Tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cua... Năm 2022, nhiều sản phẩm thủy sản giá trị cao bị tắc ở đường biển, phần lớn vận chuyển theo đường bộ. Do vậy, khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu đường bộ, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ rất thuận lợi, rút ngắn được thời gian, chi phí.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) Lê Bá Anh

được kỳ vọng hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa, nối lại đường bay giữa hai nước. Hiện, Việt Nam nhập khẩu hơn 30% nguyên vật liệu đầu vào sản xuất từ Trung Quốc chủ yếu máy móc, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Trong thời kỳ Trung Quốc đóng cửa, các DN đã gặp không ít khó khăn do thiếu nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng mạnh, hàng hóa tắc nghẽn. Cùng với đó, việc giá cước vận tải hạ nhiệt hơn 50% so với hồi đầu năm 2022, hàng hóa lưu thông trở lại, thời gian nhập khẩu nguyên liệu không bị chậm trễ sẽ giúp cải thiện hoạt động sản xuất, thương mại của DN.

Theo đó, nhóm DN có thể hưởng lợi bao gồm: Cơ khí, dệt may, da giày, điện tử, ô tô. Mặt khác, giá một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào có thể tăng trở lại khi nhu cầu hồi phục như: Sắt thép, xi măng, kim loại cơ bản cũng sẽ cải thiện đầu ra cho DN.

Thương mại hai chiều Việt – Trung cải thiện tích cực

Thông tin từ Bộ Công Thương, trong 11 tháng năm 2022, thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 162 tỷ USD, gần bằng con số của cả năm 2021 (165 tỷ USD). Ở chiều xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, còn ở chiều nhập khẩu, đây là thị trường cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng đầu (11 tháng, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 109 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021).

Nhận định về triển vọng xuất khẩu, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải dự báo, ngay trong tháng 12/2022 và tháng 1/2023, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ cải thiện mạnh mẽ. Đơn cử, xuất khẩu rau quả, thủy sản, gạo… của Việt Nam sang Trung Quốc tăng cao nhờ nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán và lượng xe làm thủ tục thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc tăng dần. “Trên thực tế, từ đầu tháng 12/2022, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp phòng, chống Covid-19 và dự kiến mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý II/2023. Về tổng thể, điều này sẽ tác động tích cực lên hoạt động của nhiều DN Việt Nam” – ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Mới đây, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có thông báo cập nhật thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc đến các DN Việt Nam đang xuất khẩu vào nước này. Cụ thể, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo, bắt đầu từ 8/1/2023, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả các biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng, chống Covid-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, bao gồm hàng hóa đông lạnh.

Theo Kinh tế Đô thị