Thủ tướng lắng nghe tâm tư của những nhà giáo tiêu biểu

Nguyễn Diệp Linh
Chiều 19/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gỡ các nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tại buổi gặp mặt, nhiều thầy cô giáo đã chia sẻ về công việc, những đề xuất kiến, nghị trong lĩnh vực hoạt động dạy học.

Cô giáo Phạm Thị TâmCô giáo Phạm Thị Tâm

Cô giáo Phạm Thị Tâm, thôn Phú Đồng, Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên chia sẻ: “Những ngôi nhà xập xệ trước gió mưa, những cụ già ăn cơm với muối, những đứa trẻ đầu trần chân đất khiến tôi suy nghĩ và trăn trở, mình là một đảng viên, 1 giáo viên, một người có trình độ, mình phải làm sao, làm thế nào để giúp đỡ bà con vượt qua nghịch cảnh và vươn lên trong cuộc sống.

Nghĩ là làm, trước hết, tôi vận động kết nối giúp các cụ già neo đơn, những người bệnh tật, sau đó bày cho những người khỏe mạnh giúp họ cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm, hợp lý hơn, và nhờ các báo cáo rõ ràng, minh bạch nên tôi được các tổ chức các cá nhân, các nhóm từ thiện khắp nơi tin tưởng và giúp đỡ chia sẻ với bà con ngày càng nhiều”.

Cô giáo Bùi Thị Tuyết Mai

Cô giáo Bùi Thị Tuyết Mai

Cô giáo Bùi Thị Tuyết Mai, trường tiểu học Gia Cẩm (Việt Trì, Phú Thọ) cho rằng: “Dù công nghệ 4.0, dù xã hội phát triển, nhưng để nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện thì với lòng yêu nghề mến trẻ và đặc biệt người thầy cần phải tâm huyết, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu”.

Thầy Nguyễn Vũ Quốc Huy trường Đại học Y dược thuộc Đại học Huế phát biểu: “Chính phủ đã có quyết sách rất lớn để thúc đẩy lĩnh vực tự chủ đại học. Hiện nay tự chủ đại học cũng đã đạt được rất nhiều thành quả. Nhưng bên cạnh đó còn có những điểm chưa được thống nhất, chưa được hài hòa giữa một số văn bản pháp quy.

Chúng tôi rất mong muốn Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Chính phủ có thể hài hòa các văn bản pháp quy đó, từ các luật, các nghị định, các thông tư hướng dẫn để tạo điều kiện tối đa cho các cơ sở giáo dục đại học có thể bước nhanh hơn, mạnh hơn trong tiến trình tự chủ đại học”.

Thủ tướng chào mừng các thầy cô giáo tham dự buổi gặp mặt

Thủ tướng chào mừng các thầy cô giáo tham dự buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo đã có mặt và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng rất xúc động khi đọc và lắng nghe về thành tích, tâm huyết, cống hiến, lòng yêu nghề, những nỗ lực, bền bỉ, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của 60 thầy cô giáo tiêu biểu tham dự buổi gặp mặt.

Có nhiều người không những làm tốt công tác chuyên môn, quản lý, mà còn tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, áp dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học, công bố nhiều bài báo khoa học và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế; tích cực tham gia hoạt động xã hội, thiện nguyện, vì cộng đồng.

Kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương, tri ân sâu sắc những thành tích, sự nỗ lực, cống hiến của đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Các thầy, các cô là những người luôn tâm niệm dạy học bằng tất cả tình yêu với học trò và lấy đó là nguồn động lực để không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới; là những người luôn đặt học trò ở vị trí trung tâm.

Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả, thách thức của ngành giáo dục đào tạo nói chung và các thầy cô nói riêng, đặc biệt là những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay; tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng mang lại cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là đối với đội ngũ nhà giáo - những hạt nhân trong sự nghiệp “trồng người”. Thủ tướng khẳng định, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội phải được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng để học sinh phát triển toàn diện.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả, thách thức của ngành giáo dục đào tạo

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả, thách thức của ngành giáo dục đào tạo

Tiếp tục quán triệt phương châm “nhà trường là nền tảng, học sinh là trung tâm, thầy cô là động lực”; chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh; giúp học sinh hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường…

Phát triển giáo dục - đào tạo phải bám sát nguyên tắc chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục giành cho giáo dục sự quan tâm và đầu tư, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn nữa. Tập trung nguồn lực hiện có và tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường học, nhất là hệ thống nhà vệ sinh.

Có giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức tương xứng với công sức của mình. Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các nhà giáo giảng dạy các ngành nghề nặng nhọc, độc hại...

Theo VOV