Tháng vận động đồng hành cùng bảo hiểm xã hội

Nguyễn Thị Hương
Tháng 5 năm 2023 là thời điểm diễn ra Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân lần thứ tư. Thông điệp chính của hoạt động này năm nay là “Đồng hành cùng bảo hiểm xã hội vì cuộc sống chất lượng hơn”.

3150-y-te-1698721947.jpgNgười dân làm thủ tục đăng ký khám BHYT tại quầy bệnh viện.

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xác định: “Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội” và “Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.

Trên cơ sở của Nghị quyết số 28-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội vào ngày 21/11/2019.

Đề án nêu rõ, tháng 5 hằng năm được chọn là “Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân”. Sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đến hết năm 2022:
- Số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi
- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi
- Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân số

Từ khi Quyết định số 1676/QĐ-TTg có hiệu lực, Tháng vận động đã diễn ra ba lần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp ở nước ta và trên thế giới.

Năm 20202, trong lần đầu tiên thực hiện Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, chủ đề của Tháng được lựa chọn là: “Chung tay thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân”. Diễn ra vào đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19, lễ ra quân được tổ chức vào ngày 23/5/2020 trên toàn quốc với các hình thức quân trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các tỉnh, thành phố và cấp huyện trên phạm vi toàn quốc.

Vào năm 2021, khi đại dịch diễn biến phức tạp nhất ở nước ta, chủ đề truyền thông hưởng ứng tháng vận động là “Bảo hiểm xã hội cho tất cả mọi người”.

Năm 2022, Tháng vận động mang chủ đề “Bảo hiểm xã hội - điểm tựa của bạn và gia đình”. Chương trình tập trung truyền thông sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, quyền và lợi ích khi tham gia. Đồng thời, nhấn mạnh mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình…

Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.

Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, đem đến cho người dân quyền tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, duy trì sự ổn định trong cuộc sống và trong nhiều trường hợp giúp họ thoát nghèo.

Tính đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân số.

Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, mục tiêu đặt ra trong năm nay là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Cùng với đó, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.

bhxh-1698741440.jpg

Đưa lợi ích của bảo hiểm xã hội đến gần hơn với người dân.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến hết tháng 4/2023, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước là 17,1 triệu người, tăng 503.000 người so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,4 triệu người, tăng 122 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022. Số tham gia bảo hiểm y tế là 90,226 triệu người, tăng 4,4 triệu người so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng 1.436 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Số được giải quyết hưởng mới bảo hiểm xã hội là 882.286 người, 94.506 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong tháng 4 là hơn 13 triệu lượt người, với tổng số chi là 9.102 tỷ đồng.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong tháng 4/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá tình hình triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính: Ðăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Ðăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng tại Hà Nội và Hà Nam để đánh giá việc thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình liên thông điện tử với 2 nhóm thủ tục này.

Tại hội nghị giao ban cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tháng 5/2023, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Chu Mạnh Sinh cho biết: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ rà soát lại quy định về việc bố trí cán bộ tiếp nhận và trả thủ tục hành chính tại các trung tâm dịch vụ hành chính công ở các địa phương; đánh giá hiệu quả thực tế và cân nhắc việc bố trí cán bộ trực tại các địa điểm này sao cho phù hợp với xu hướng ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến/giao dịch điện tử…

Thông tin về việc các chỉ số thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có dấu hiệu chững lại, Trưởng ban Quản lý thu - sổ, thẻ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Dương Văn Hào cho biết: Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại các địa phương đều hoạt động khó khăn sau đại dịch, một số doanh nghiệp có cơ chế "giữ chân" người lao động bằng cách trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng, cùng với đó một số tập đoàn do không đủ tài chính dẫn đến việc cắt giảm lao động không quay trở lại làm việc.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, nhiều đơn hàng của họ cũng sắp hết hạn, và nếu không kịp thời có đơn hàng mới, thì trong thời gian tới, có thể diễn ra tình trạng sụt giảm lao động… đặc biệt tập trung tại một số địa phương có số người lao động lớn, như: Bình Dương, Ðồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Ðể làm tốt công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Ðình Liệu cho rằng: Xác định việc mở rộng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ khó khăn trong năm nay, nhóm đối tượng cần tập trung hơn nữa trong giai đoạn hiện nay là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế do người dân tự đóng, vì vậy, yêu cầu phải có sự chủ động của từng đơn vị trong hệ thống ngành bảo hiểm xã hội.

Tại tỉnh Thái Bình đang có nhóm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới là do các tổ chức dịch vụ thu tư nhân thực hiện. Sự linh hoạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội trong phát triển mạng lưới dịch vụ thu, cũng như tập trung tập huấn đào tạo đã mang lại hiệu quả tích cực bước đầu. Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội mỗi địa phương cần khảo sát, đánh giá, xây dựng kịch bản riêng phù hợp điều kiện thực tế...

PV