Tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Nguyễn Diệp Linh
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023 của Ban Công tác Người khuyết tật (NKT) tỉnh Thanh Hóa và nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày NKT Việt Nam (18-4-1998 - 18-4-2023), sáng 19-4 Ban Công tác NKT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo 'Tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật'.

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo

Theo báo cáo, tổng số NKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến tháng 12-2022 là 169.752 người. Trong đó, có 47.910 NKT là đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 105.592 NKT nặng, đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, 8.287 NKT nhẹ; 7.693 NKT đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Các đại biểu dự hội thảo.

Các đại biểu dự hội thảo.

Trong giai đoạn 2020-2022, các chính sách đối với NKT được các ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết, chính sách pháp luật liên quan đến NKT được lồng ghép thực hiện hiệu quả.

Toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng NKT nặng có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, không có người chăm sóc tại cộng đồng.

Các địa phương đã tăng cường thực hiện công tác rà soát, xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và thực hiện nghiêm túc các quy định về xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp đảm bảo 100% đối tượng NKT đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo trợ xã hội.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Văn Hùng phát biểu tại hội thảo.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Văn Hùng phát biểu tại hội thảo.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trợ giúp về giáo dục, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao cho NKT được thường xuyên tổ chức giúp NKT ổn định tinh thần, tăng khả năng phục hồi, hòa nhập cộng đồng.

Công tác hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT được quan tâm. Toàn tỉnh có 22 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tham gia dạy nghề và nhận lao động là NKT vào làm việc.

Các đại biểu dự hội thảo.

Các đại biểu dự hội thảo.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho NKT được thực hiện thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau đã đạt được những kết quả nhất định. Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện 146 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho 146 đối tượng NKT có khó khăn về tài chính.

90,6% số NKT trong tỉnh được tiếp cận tối thiểu một trong các dịch vụ xã hội; có 24/27 huyện, thị xã, thành phố và 557/559 xã, phường, thị trấn có Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi; 23/27 huyện, thị xã, thành phố và 212/559 xã có Hội người mù; 25/27 huyện, thị xã, thành phố và 470/559 xã có Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin…

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận tại hội thảo

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận tại hội thảo

Đại diện Trung tâm trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp trình bày tham luận tại hội thảo.

Đại diện Trung tâm trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến NKT như: Công tác hỗ trợ tiếp cận giáo dục đối với NKT; công tác chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ NKT tiếp cận với các dịch vụ y tế; hoạt động hỗ trợ NTK trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thống hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa…

Nguyễn Đạt