Làm thế nào để rã đông thực phẩm rã đông sao cho đúng cách, tránh dẫn đến ngộ độc

Đặng Thu Hằng
Vụ ngộ độc khiến hơn 600 học sinh phải nhập viện ở trường iSchool Nha Trang liên quan đến món gà đông lạnh. Vậy làm cách nào để ra đông thực phẩm đúng cách, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng.

Vụ ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang là do khi nhân viên bếp nhập hàng, thực phẩm (còn nguyên thùng) được để trên bàn trong khu vực bếp đến sáng hôm sau thì chế biến món ăn. Cánh gà chưa rã đông hết, nên nhân viên bếp ngâm trực tiếp thực phẩm trong thau nước để rã đông, sau đó luộc sơ rồi chiên.

Theo Trung tâm Y tế Nha Trang, "việc thực phẩm chưa rã đông hoàn toàn, nấu chưa chín kỹ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo cũng là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật trong thức ăn phát triển gây nhiễm khuẩn thức ăn", dẫn đến ngộ độc.

befunky-collage-800x500-8-1670417718.jpeg

Ảnh minh hoạ.

Chú ý thời gian rã đông

Rất nhiều bà nội trợ rã đông thực phẩm bằng cách để thực phẩm (thông thường là thịt đông lạnh) ra bên ngoài ở nhiệt độ thường để rã đông. Đây là cách làm sai lầm vì khi ở nhiệt độ thường, thậm chí thời tiết lạnh mùa đông thì thực phẩm vẫn dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hư hỏng.

Khi cấp đông nên chia thực phẩm thành nhiều hộp riêng biệt, nhỏ, vừa ăn. Tủ đông giữa các hộp phải có khe hở để không khí lạnh được đối lưu. Chỉ được rã đông một lần duy nhất sau khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh và chỉ rã đông trong vòng bốn giờ đồng hồ, đó là lý do nên chia nhỏ thực phẩm.

Vì thời gian rã đông qua bốn giờ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thực phẩm phải được rã đông hết trước khi chế biến, nếu không rã đông hết nguy cơ mầm bệnh vẫn còn trong khối đông phát triển được và gây ngộ độc thực phẩm.

Một sai lầm khác mà nhiều người thường gặp phải là khi không dùng hết phần thịt đã rã đông thường tiếp tục cho vào tủ trữ đông lại. Cách làm này thật sự không an toàn vì thịt sau khi rã đông sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, nếu tiếp tục cho vào ngăn đông sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, chất lượng thực phẩm giảm và khi dùng dễ bị ngộ độc

Để sử dụng sản phẩm cấp đông an toàn thì khâu chọn nguyên liệu trước khi đem cấp đông vô cùng quan trọng. Thực phẩm phải tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm không được trữ đông

Những thực phẩm không được trữ đông như: rau xanh, trái cây, thực phẩm dễ vữa nát (mì, miến, bún, phở, trứng sống), thức ăn bao bột bên ngoài như bột chiên.

Sữa mẹ có thể bảo quản bằng cách trữ đông, còn lại sữa uống thông thường, sữa bò tươi không nên trữ đông.

Khi bảo quản các loại thịt, cá, hải sản không nên để nhiệt độ âm quá sâu làm protein biến tính, thường âm 10 đến 15 độ C là được.

Khi chế biến thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải phân khu vực chế biến riêng biệt: sơ chế, rửa đồ sống, bếp nấu... thành từng khu riêng.

Ngoài ra, các thớt, dao, bao tay chế biến cần riêng biệt cho đồ chín và đồ sống, vệ sinh tay không để lây chéo vi trùng từ khu vực đồ sống (chứa nhiều mầm bệnh) sang khu đồ chín.

Những cách rã đông thực phẩm dễ áp dụng

Sử dụng nước lạnh để rã đông (Phương pháp này cần từ 45 phút - 2 tiếng)

Rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh

Dùng lò vi sóng để rã đông thực phẩm cần nấu ngay

Rã đông thực phẩm với muối và giấm

T.H.