Hội nghị các nhà lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 17 được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội

Tạp Chí Nhân Đạo
Hội nghị lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á là sự kiện quan trọng của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khu vực Đông Nam Á và được luân phiên tổ chức thường niên tại các quốc gia. Năm nay, Hội nghị các nhà lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 17 do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đăng cai tổ chức sẽ diễn ra vào các ngày 14-15/10 tại Hà Nội. Năm 2017, Hội nghị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ...
Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về diễn đàn quan trọng này, qua tài liệu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhandaoonline.vn xin gửi tới bạn đọc Kết quả Hội nghị các nhà lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 16 tổ chức tại Manila, Phi-líp-pin từ ngày 24-25/10/2019.

Hội nghị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 14 đã được tổ chức tại Hà Nội
Tuyên bố Manila
Hội nghị các nhà lãnh đạo các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á (Sea leader ) lần thứ 16 đã được tổ chức tại Manila, Phi-líp-pin từ ngày 24-25 tháng 10 năm 2019, với tổng số 40 đại biểu từ 11 Hội quốc gia, bao gồm: Trăng lưỡi Liềm đỏ Brunei, Hội Chữ thập đỏ Campuchia, Hội Chữ thập đỏ Indonexia,  Hội Chữ thập đỏ Lào, Hội Chữ thập đỏ Myanmar, Hội Chữ thập đỏ Philipin, Hội Chữ thập đỏ Singapo, Hội Chữ thập đỏ Thái Lan, Hội Chữ thập đỏ Đông Timo, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trăng lưỡi liềm đỏ Malayxia; Hiệp Hội và Ủy Ban Chữ thập đỏ quốc tế.
Sự kiện được tổ chức bởi chủ nhà Hội Chữ thập đỏ Philipin tại thành phố Makati, Philipin nơi lễ mở màn được Ngài Chủ tịch Richard J. Gordon khai màn. Sea leader đã bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Philipin, cũng như nhân viên và các tình nguyện viên đã chung tay tổ chức thành công sự kiện đi cùng với sự chào đón nồng hậu. Ban Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Philipin cũng đã tham dự cùng các nhà lãnh đạo trong các phiên khác nhau.
Các nhà lãnh đạo bắt đầu buổi họp với việc đánh giá lại các kết quả của cuộc họp lần thứ 15 vào tháng 4 năm 2018 tại Melaka, Malayxia và cuộc họp bên lề vào tháng 11 cùng năm sau Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Manila. Các chủ đề bao gồm; Cơ chế 1BC, Liên minh 1 tỉ và Liên minh Chống chịu ASEAN; Củng cố sự cam kết cho lời kêu gọi Manila và các mục tiêu khu vực; Địa phương hóa các hành động; Người lao động di cư; và chuẩn bị cho Cuộc họp luật định thường niên năm 2019.
Cùng xem lại các kết quả của Hội nghị lần thứ 15 tại Malaysia và các cuộc họp bên lề tại Phillipin vào tháng 11/2018, các nhà lãnh đạo đồng ý rằng khu vực tiếp tục đối mặt với các vấn đề tương tự, như nâng cao khả năng hợp tác khu vực, năng lực của đội ngũ tình nguyện viên và thanh thiếu niên; Bảo vệ; giới tính và chống bị ra rìa; Quản lý thiên tai thảm họa; Ngoại giao nhân đạo; và việc địa phương hóa các hành động nhân đạo. Về các vấn đề này, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tăng cường cam kế để làm việc cùng nhau, nâng cao hợp tác của Mạng lưới Hội Chữ Thập đỏ - Trăng lưỡi liền đỏ trong khu vực Đông Nam Á.
Các nhà lãnh đạo đồng ý về Liên minh 1 tỉ (1BC) và liên minh chống chịu ASEAN (ACR) là nền tảng quan trọng để nâng cao hành động nhân đạo trong khu vực. Tiếp tục đồng thuận rằng các hợp tác nhân đạo phải được tăng cường trong nội bộ các Hội quốc gia Đông Nam Á, với các cơ quan có thẩm quyền, khu vực tư nhân,  học giả và cũng xem xét tới các mối quan hệ dân sự, quân sự. Các nhà lãnh đạo nhìn nhận tầm quan trọng của việc thông tin về 2 Liên minh kể trên với tất cả các phần tử trong Phong trào bao gồm các Hội địa phương, đại chúng và các phương tiện thông tin.
Các nhà lãnh đạo cũng bày tỏ sự ủng hộ với các ý tưởng mới, như việc có các cuộc Hội thảo nâng cao năng lực và dự kiến thành lập Trung tâm phòng ngừa, ứng phó thảm họa, cũng như tăng cường khả năng chống chịu trong khu vực và đóng góp vào Liên minh chống chịu ASEAN.
Các nhà lãnh đạo cũng xem lại tiến trình của Lời kêu gọi Manila, bao gồm 21 cam kết, 13 mục tiêu, và Lộ trình  Đông Nam Á. Đa số các Hội quốc gia đã bắt đầu hoặc có cam kết bền vững hướng tới việc đạt được các mục tiêu từ sau Hội nghị Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10, trong khi một số kế hoạch được dự kiến bắt đầu vào năm 20220. Các nhà Lãnh đạo cũng nhìn nhận sự quan trọng của lộ trình Đông Nam Á, cụ thể là hướng tới nâng cao khả năng địa phương hóa các nỗ lực nhân đạo và đồng thuận trong việc chia sẻ các nghĩa cử cao đẹp đã chứng tỏ có hiệu quả truyền thông nhất định, trong số các Hội quốc gia ở các dự án ví dụ như các dự án tiền mặt. Dù sao thì, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh việc cần thiết tăng cường các hệ thống giám sát và xem xét thường kì những thành công đạt được trong các mục tiêu đã đề ra. Về vấn đề này, các nhà lãnh đạo cũng đồng ý về việc cần các giải thích và giải trình chi tiết hơn cho các các kết và mục tiêu, hằng năm sẽ có các cuộc đánh giá tiến trình hoàn thành trong các cuộc họp lãnh đạo Đông Nam Á.
Địa phương hóa:
Các nhà Lãnh đạo đã được giải thích ngắn gọn về tiến trình của Sáng kiến về mạng lưới Chữ thập đỏ vàTrăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Mạng lưới dưới cấp vùng của Đông Nam Á, Mạng lưới di cư Đông Nam Á, Mạng lưới HIV/AIDS Đông Nam Á, Mạng lưới thanh thiếu niên Đông Nam Á, Mạng lưới xây dựng quỹ Đông Nam Á và Diễn đàn về An toàn và Chống chịu khu vực. Để đảm bảo sự hiệu quả và tính tiếp tục liên quan tới công tác của các Hội quốc gia, các nhà lãnh đạo nhìn nhận cần ưu tiên và chú ý vào ba hoặc bốn mạng lưới trong số này để đảm bảo tính hiệu quả nhất có thể, trong khi phát triển các mạng lưới khác. Về vấn đề này, các nhà Lãnh đạo cũng đồng ý chỉ định các Hội quốc gia điều phối các hợp tác cụ thể trong nội bộ các Hội quốc gia Đông Nam Á.
Các ưu tiên bao gồm:
1. Diễn đàn về An toàn và chống chịu ( Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Malayxia và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)
2. Xây dựng quỹ (Hội Chữ thập đỏ Singapore)
3. Mạng lưới thanh thiếu niên Đông Nam Á (Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Brunei và Hội Chữ thập đỏ Phillipin)
Dân cư di dân
Các nhà lãnh đạo cũng được thông báo về các ý tưởng của các Hội quốc gia về các vấn đề liên quan tới Di dân và người bị bắt buộc di cư cũng như các chương trình và can thiệp được các Hội quốc gia thực hiện. Các yêu cầu và quan tâm của di dân cũng thay đổi qua các khu vực, cũng như các khả năng làm việc của các Hội quốc gia để đáp ứng các vấn đề này. Các nhà lãnh đạo nhận ra các hạn chế của các Hội quốc gia trong việc tổng hợp các vấn đề phức tạp liên quan đến di cư bao gồm pháp lý và chính trị. Các nhà lãnh đạo ghi nhận các Hội quốc gia cần có các dự án trong khả năng, nhưng đồng thời cũng tìm ra các khả năng cho các Hội quốc gia liên kết để giải quyết các vấn đề này như việc trao trả về quốc gia với các di dân gặp vấn đề sức khỏe.
Chuẩn bị cho cuộc họp luật định thường niên 2019
Các nhà Lãnh đạo ghi nhận bản kế hoạch và các thành tố chính của quyết định và giải pháp cho cuộc họp và cam kế tiếp tục tham vấn để cấu thành một tuyên bố chung.
Các nhà lãnh đạo đồng ý tổ chức Hội nghị SEA Leader lần thứ 17 tại Việt Nam với chủ nhà các năm lần lượt là 2020 Việt Nam, 2021 Thái Lan
 Theo tài liệu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam