Chuyện người đi “gieo mầm hạnh phúc”

Đặng Thu Hằng
Trong suốt 15 năm gắn bó với công việc “gieo mầm hạnh phúc”, BS Hồ Trung Hiếu đã từng gặp qua không biết bao nhiêu trường hợp vô sinh, hiếm muộn xếp vào hàng cực khó, cũng không đếm xuể đã có bao nhiêu giọt nước mắt vui mừng, vỡ òa khi thành công đón được bé yêu về nhà sau những nỗ lực không mệt mỏi của anh và những cộng sự. Tất cả đều là động lực để những “bà mụ thời hiện đại” tiếp tục kiên trì, cố gắng hơn trên hành trình phía trước.

Tự nguyện gắn bó với “cái nghiệp” của người “gieo mầm hạnh phúc”

Một đồn mười, mười đồn trăm… cho tới giờ, BS Hồ Trung Hiếu – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản – bệnh viện Đức Phúc (Số 48, Ô Đồng Lầm, Đống Đa, Hà Nội) đã không còn là cái tên xa lạ với nhiều người, nhiều gia đình đã từng, đang trên hành trình tìm kiếm niềm hạnh phúc mang tên tiếng khóc trẻ thơ.

Xuất phát điểm là bác sĩ sản phụ khoa, có lẽ, tại thời điểm tốt nghiệp trường Y cách đây 15 năm, chính bác sĩ Hiếu cũng không ngờ cái nghiệp chọn mình, lại gắn bó với chuyên ngành vô sinh, hiếm muộn cho tới tận giờ.

Từng nhiều năm làm việc tại khoa sản của một trong những bệnh viện lớn, trang bị hàng đầu tại Việt Nam, hàng ngày tiếp xúc với đủ mọi bệnh nhân, thăm khám đủ các loại ca bệnh, có một điều luôn khiến anh phải trăn trở khi tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn của các cặp vợ chồng, bao gồm các cặp vợ chồng trẻ ngày càng cao và càng phức tạp.

Chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp các gia đình khấp khởi mừng vui rồi lại thất vọng, đau buồn, cũng không ít những trường hợp tan vỡ vì sự mỏi mòn sau những tháng ngày đằng đẵng tìm con,… bác sĩ Hiếu thấu hơn ai hết, mỗi em bé được sinh ra, không đơn thuần chỉ là sự mong muốn “thêm người thêm tiếng” của các cặp vợ chồng, đó còn là sợi dây gắn kết hạnh phúc, tình thân, là phép màu của cuộc sống…

Từ việc quan tâm, dồn tâm sức nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu y khoa trong và ngoài nước, thực tế đồng hành cùng người bệnh,… chuyên ngành vô sinh hiếm muộn, thụ tinh ống nghiệm (IVF) như một cái duyên, cứ từng ngày gắn bó và trở thành cái “nghiệp” của người bác sĩ này.

n1-1692694824.jpg
Bác sĩ Hồ Trung Hiếu cùng nụ cười rạng rỡ bên cạnh khách hàng của mình sau 10 ngày chuyển phôi ai cũng có tin vui.

Bác sĩ Hiếu chia sẻ, mình may mắn khi trong quá trình công tác, được rèn luyện trong những môi trường phát triển rất tốt, các bệnh viện từng làm việc đều là bệnh viện lớn, trang bị kỹ thuật hiện đại, chuyên môn rất cao, thường xuyên được đào tạo, tu dưỡng, nâng cao tay nghề với các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế,.. lại thêm mỗi lần chứng kiến một em bé xinh xắn, đáng yêu chào đời, cảm giác hạnh phúc của các gia đình cũng như được lan tỏa, khiến anh càng gắn bó với cái “nghiệp” của mình.

Hiện nay, trên cương vị là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản của bệnh viện Đức Phúc, bác sĩ Hồ Trung Hiếu càng có cơ hội phát triển hơn với chuyên ngành mà mình đã chọn. Thấu hiểu nhu cầu của người bệnh, không đơn thuần chỉ là thăm khám – điều trị, bác sĩ Hiếu từng bước xây dựng, hoàn thiện quy trình để mỗi bệnh nhân, mỗi gặp vợ chồng khi tìm đến đây đều thực sự nhận được sự đồng hành tận tâm nhất.

Được ví như “mô hình khép kín”, mỗi bệnh nhân, khách hàng đến thăm khám và thực hiện IVF tại bệnh viện Đức Phúc sẽ được bác sĩ Hồ Trung Hiếu theo sát từ A – Z. Bắt đầu từ việc thăm khám chẩn đoán ban đầu, đến điều trị bệnh lý vô sinh hiếm muộn, thực hiện hiện IVF, thăm khám thai kì và cả quá trình vượt cạn sau này. Tất cả đều được chi tiết và hệ thống để toàn bộ những thông tin về tình trạng bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được phân tích toàn diện, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, từ khi bố mẹ bắt đầu vào liệu trình đến khi sinh con khỏe mạnh như ý muốn….

Dưới bàn tay “vàng” của bác sĩ Hồ Trung Hiếu, tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn, IVF tại bệnh viện Đức Phúc không ngừng được nâng cao, trở thành một trong những cơ sở y tế có tỷ lệ điều trị thành công cao hàng đầu cả nước. Bác sĩ Hiếu và những cộng sự của mình vẫn được các gia đình trìu mến gọi là những ông bà mụ đem đến phép màu cho cuộc sống giữa thời hiện đại.

n2-1692694830.jpg
Bác sĩ Hồ Trung Hiếu đang thực hiện quy trình chuyển phôi cho bệnh nhân bên trong phòng Lab.

Những “trái ngọt ngào” gặt hái được đằng sau cánh cửa phòng lab

“Khi được bác Hiếu thông báo sau 23 ngày chuyển phôi, thai đã vào tổ an toàn, có tim thai, thời gian với em như ngừng trôi, vỡ òa…”, chị Nguyễn Thùy Dung (1987 – TP.Lào Cai) không giấu nổi niềm hạnh phúc với những người bạn cũng đang trên hành trình tìm kiếm con thơ tại bệnh viện Đức Phúc của mình

Từng nhiều lần tuyệt vọng vì chất lượng trứng kém, AMH thấp, lại thêm hội chứng suy giáp ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể,… Sau 8 năm lận đận, cầu vái tứ phương, đông tây y kết hợp, phải đến bây giờ, tại bệnh viện Đức Phúc, với sự đồng hành của bác sĩ Hiếu, chị mới có được niềm hạnh phúc lớn lao này.

Sau khi thăm khám trực tiếp, bác sĩ Hồ Trung Hiếu đã lên phác đồ điều trị cá thể hóa cho chị Dung cùng với các bác sĩ chuyên môn. Chỉ sau hơn 1 tháng điều trị, các chỉ số của chị dần đáp ứng được yêu cầu, có thể chuyển được 1 phôi 5 ngày. Sau chuyển phôi, các chỉ số xét nghiệm beta HCG của chị Dung ngày 7 - ngày 10- ngày 15- ngày 20 đều tăng đều, đây một tín hiệu rất tốt báo hiệu em bé từng ngày đang phát triển trong bụng mẹ. Đến cột mốc 23 ngày sau chuyển phôi, kết quả siêu âm cho biết thai đã vào tổ thành công và có tim thai.

Dẫu biết, quãng thời gian 9 tháng 10 ngày phía trước vẫn còn nhiều vất vả, nhưng chị Dung tin, tất cả đều sẽ thuận lợi vượt qua cùng với sự đồng hành, tận tâm của người bác sĩ và những cán bộ, nhân viên y tế mà chị đã gửi trọn niềm tin tại đây.

Một trường hợp khác mà chúng tôi có dịp được gặp gỡ đang trong quá trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện Đức Phúc là chị Nguyễn Thị Nhung (34 tuổi, Thạch Thất – Hà Nội), hiện đang mang thai đôi sau khi được điều trị với bác sĩ Hồ Trung Hiếu.

Vợ chồng chị Nhung từng có nhiều năm điều trị, kinh qua nhiều bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước nhưng đều không thành công. Giữa lúc đang lo lắng vì tuổi ngày càng cao, “thời điểm vàng” mang thai càng rút ngắn; chị Nhung được biết đến Bệnh viện Đức Phúc.

Thông qua công tác thăm khám, bác sĩ Hiếu xác định được lý do chị Nhung không thể mang thai tự nhiên do 2 ống dẫn trứng bị tắc, đi kèm ứ dịch vòi trứng. Đây là bệnh lý chiếm từ 25 – 30% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở phụ nữ, vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai; hoặc hợp tử đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung để “làm tổ”. Chính vì vậy có thể dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

Với công nghệ nuôi phôi hiện đại trong tủ nuôi cấy Time-Lapse Geri Plus, chị Nhung đã có 2 bé phôi tốt và được trực tiếp bác sĩ Hồ Trung Hiếu chuyển 2 phôi vào buồng tử cung. Kết quả sau 20 ngày chuyển phôi, thai đã vào tổ an toàn, các chỉ số đều ổn định.

Cầm bức hình siêu âm thai đôi, chị Nhung không giấu nổi sự nghẹn ngào, hạnh phúc và hi vọng. Đó cũng là tâm trạng chung của rất nhiều bệnh nhân có bệnh lý khó sau khi được thăm khám và điều trị, thực hiện IVF thành công.

n3-1692694836.jpg
Các gia đình hiếm muộn hoàn toàn yên tâm khi đến với bệnh viện Đức Phúc và lựa chọn bác sĩ CKI Hồ Trung Hiếu.

Với bác sĩ Hiếu “Ca khó không có nghĩa là không thể. Chỉ cần kiên trì tìm kiếm, có công nghệ tốt, có sự quyết tâm của người bệnh, sẽ có hi vọng điều trị thành công với tỷ lệ cao”.

BS Hiếu cho biết thêm, ngày nay cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, các ca thụ tinh nhân tạo đều có xác suất tỷ lệ thành công khá lớn, có khi lên đến 80-90%. Những năm trước đây thường điều trị hàng loạt nên tìm nguyên nhân khó chính xác, dẫn đến tỷ lệ thành công không cao.

Y học hiện đại cũng đem đến những phương pháp điều trị cá thể hóa, kể cả những trường hợp vô sinh do di truyền thì vẫn sàng lọc được phôi khỏe mạnh. Sự kết hợp giữa các chuyên ngành khác, bao gồm y sinh học- di truyền sẽ tạo thêm sức mạnh cho việc điều trị vô sinh, hiếm muộn…

PV