Bảo đảm toàn giao thông đường sắt trong đợt cao điểm vận tải hè 2023

Lã Thị Thúy hằng
Kể từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường sắt Bắc Nam đã liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông (TNGT) đườngt sắt, tuy không có thiệt hại về người, nhưng đã gây ùn tắc giao thông đường sắt nhiều giờ, thiệt hại tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và an toàn chạy tàu.

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam siết các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trong đợt cao điểm vận tải hè 2023.

a6-1702958950.jpg

Cục Đường sắt Việt Nam vừa yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường bảo đảm an toàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có vi phạm để xảy ra tai nạn chạy tàu do chủ quan.

Chỉ riêng 2 tuần đầu tháng 5/2023, trên tuyến đường sắt đã liên tiếp xảy ra 2 vụ TNGT. Cụ thể, ngày 4/5 đã xảy ra vụ TNGT đường sắt tại khu gian Nam ga Huế (Km 688+500 tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, thuộc phường Phương Đức, TP Huế, tỉnh Thừa - Thiên Huế), đoàn tàu khách mang số hiệu SE1 bị trật bánh 2 toa xe chở khách. Vụ tai nạn đã gây tắc chính tuyến 303 phút. Tiếp đó, ngày 7/5 đã xảy ra vụ TNGT đường sắt tại Km358+396 khu gian Thanh Luyện - Hòa Duyệt, tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, thuộc xã Hương Liên, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), đoàn tàu khách mang số hiệu SE8 bị trật bánh 1 toa xe chở khách. Vụ tai nạn đã gây tắc chính tuyến 218 phút...

Trước thực tế trên, Cục Đường sắt Việt Nam nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo trật tự, ATGT đường sắt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt trong dịp cao điểm vận tải du lịch hè 2023.

Trong đó, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về giao thông

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại Công văn 4161/BGTVT-VT năm 2023 về việc triển khai Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 bảo đảm TTATGT phục vụ nhu cầu đi lại của người Nhân dân dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 01/5 và cao điểm du lịch hè 2023.

Văn bản 722/CĐSVN-VTKHCN ngày 14/4/2023 của Cục ĐSVN về việc vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và bảo đảm TTATGTĐS trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 01/5 và cao điểm du lịch hè 2023.

Chỉ đạo các Công ty Cổ phần đường sắt và Công ty Cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt

- Chủ động phối hợp đề xuất với Sở GTVT, UBND, Ban ATGT các huyện và các cơ quan chức năng thực hiện một số nội dung cần thiết sau đây:

+ Cắm đầy đủ biển báo “Chú ý tàu hỏa” tại các lối đi tự mở (LĐTM); tổ chức rào đóng, thu hẹp, xóa bỏ các LĐTM nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi qua đường sắt khu vực.

+ Kiểm tra, rà soát toàn bộ các điều kiện an toàn kỹ thuật của hệ thống đường bộ tại các đường ngang có gác thuộc phạm vi quản lý của đơn vị: hệ thống cọc tiêu, biển báo, tầm nhìn, sự hoạt động của các thiết bị cảnh báo tự động.

Bổ sung đầy đủ gồ và gờ giảm tốc tại các đường ngang đảm bảo theo quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT “Quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt”.

- Tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát chặt chẽ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong việc chấp hành quy trình tác nghiệp kỹ thuật; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT đường sắt.

a7-1702959003.jpg

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.

Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm để xảy ra tai nạn chạy tàu do chủ quan gây ra. Hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn, sự cố xảy ra do chủ quan.

Chỉ đạo các Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt: Hà Nội, Sài Gòn, Ratraco

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, quy định của chính quyền các địa phương nơi có đường sắt đi qua.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên tàu, dưới ga; đảm bảo chất lượng phương tiện đường sắt trước khi vận dụng, nâng cao trách nhiệm trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm tra theo quy định.

Kiên quyết không đưa các phương tiện đầu máy, toa xe không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào vận dụng, khai thác.

Giải quyết các sự cố, tai nạn đường sắt kịp thời

Rà soát, tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời giải quyết sự cố, tai nạn khi xảy ra nhằm khôi phục giao thông đường sắt nhanh nhất theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT về giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn GTĐS.

Các công ty cổ phần đường sắt và công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt chủ động phối hợp, đề xuất với sở GTVT, UBND, ban ATGT các huyện và các cơ quan chức năng cắm đầy đủ biển báo “Chú ý tàu hỏa” tại các lối đi tự mở (LĐTM); tổ chức rào đóng, thu hẹp, xóa bỏ các LĐTM nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi qua đường sắt; đồng thời, kiểm tra, rà soát toàn bộ các điều kiện an toàn kỹ thuật của hệ thống đường bộ tại các đường ngang có gác thuộc phạm vi quản lý của đơn vị như: Hệ thống cọc tiêu, biển báo, tầm nhìn, sự hoạt động của các thiết bị cảnh báo tự động, bổ sung đầy đủ gồ, gờ giảm tốc tại các đường ngang đảm bảo theo quy định.

Đối với các công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn, Ratraco, Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, quy định của chính quyền các địa phương nơi có đường sắt đi qua; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên tàu, dưới ga; đảm bảo chất lượng phương tiện đường sắt trước khi vận dụng, nâng cao trách nhiệm trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm tra theo quy định.

Thanh Thuỷ