Hàng nghìn người xuyên đêm xem 17 'ông lợn' được rước bằng kiệu hoa

Nguyễn Diệp Linh
17 'ông lợn' nặng trên 200 kg được người dân làng La Phù (Hà Nội) rước tới đình làng để tế thành hoàng làng trong lễ hội truyền thống ngày 13/1 Âm lịch (tức 3/2).

Ngày 13/1 Âm lịch hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) làm lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế thành hoàng làng. Lễ rước "ông lợn" nhằm tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Tương truyền, mỗi lần chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân, người dân trong làng mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông. Ngày 13/1 Âm lịch hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) làm lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế thành hoàng làng. Lễ rước "ông lợn" nhằm tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Tương truyền, mỗi lần chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân, người dân trong làng mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông.

Lễ rước "ông lợn" đã được người dân La Phù chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Từ 17h chiều 3/2 (tức 13/1 Âm lịch), không khí từ các thôn, xóm bắt đầu nhộn nhịp. Những “ông lợn” được xếp ngồi kiệu hoa rước tới đình làng để tế Đức Thánh. Theo lệ, xóm nào gần đình làng sẽ rước trước, xa rước sau và cứ đi chậm chậm ra đình, xóm này nối xóm kia, mỗi đội rước được sắp xếp tuần tự.

Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: Bàn lộc, mâm xôi và "ông lợn". Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống. Đi phía sau các kiệu chính là những bậc cao niên trong làng, diện trang phục áo dài truyền thống.

Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: Bàn lộc, mâm xôi và "ông lợn". Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống. Đi phía sau các kiệu chính là những bậc cao niên trong làng, diện trang phục áo dài truyền thống.

Sau 3 năm bị tạm hoãn vì dịch COVID-19, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại khiến nhiều người dân, du khách thập phương hào hứng.

Đoạn đường hướng vào Đình làng La Phù chật kín người. Dù phải nhích từng chút một để di chuyển nhưng ai cũng vui vẻ, thích thú.

Nhiều trẻ nhỏ cũng được bố mẹ cho đi xem lễ rước “ông lợn” trong âm thanh náo nức của tiếng trống hội, những màn múa lân, múa rồng đẹp mắt.

Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, thường có những màn bắn pháo hoa đẹp mắt của các thôn, xóm.

Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, thường có những màn bắn pháo hoa đẹp mắt của các thôn, xóm.

Đúng 20h30, 17 "ông lợn" lần lượt được rước tới sân Đình làng La Phù. Các "ông lợn" thường rất nặng nên những người khiêng vác đều phải là thanh niên trai tráng.

Các "ông lợn" trong lễ rước đều được trang trí đẹp mắt với mắt giả, mũi giả. Và một điểm đặc biệt là lớp màng mỡ được bóc rất cẩn thận để dùng làm áo choàng.

Các "ông lợn" trong lễ rước đều được trang trí đẹp mắt với mắt giả, mũi giả. Và một điểm đặc biệt là lớp màng mỡ được bóc rất cẩn thận để dùng làm áo choàng.

6 "ông lợn" đẹp nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ở gian ngoài.

6 "ông lợn" đẹp nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ở gian ngoài.

Các "ông lợn" được lựa chọn đưa vào cung chính. Đây là khu vực cấm, chỉ có những người được phân công mới có thể vào bên trong.

Các "ông lợn" được lựa chọn đưa vào cung chính. Đây là khu vực cấm, chỉ có những người được phân công mới có thể vào bên trong.

Việc tế lễ thành hoàng làng sẽ được thực hiện từ lúc 21h đến 1 - 2h sáng hôm sau. Sau khi tế lễ xong, tới sáng 4/2 (tức 14/1 Âm lịch), 17 "ông lợn" sẽ được đưa về các thôn, xóm để chia cho người dân.

Theo VTC News